Kim Chi, di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc

Một trong những truyền thống văn hóa lâu đời của Hàn Quốc đó là kim chi

Kim Chi, di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc

Cùng với ẩm thực truyền thống Washoku của Nhật Bản, văn hóa muối kim chi của Hàn Quốc cũng được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

  Kim Chi ra đời do mùa đông khắc nghiệt kéo dài tại Hàn Quốc. Nó chỉ là rau củ ngâm, chủ yếu là cải thảo và được muối cùng tỏi và ớt. Để có một công thức kim chi hoàn chỉnh như ngày nay là cả một quá trình lịch sử lâu dài. Ở từng vùng kim chi có cách nhận diện khác nhau. Không chỉ là một món ngon, kim chi còn mang giá trị văn hóa giao tiếp của người Hàn, bởi vào mỗi mùa đông, những gia đình thương không làm kim chi đơn độc. Họ tụ họp cùng nhau để làm món ăn dự trữ.

Kim chi Hàn Quốc
Kim chi – món ăn không thể thiếu của người dân Hàn Quốc

Theo văn hóa Kimjang, kim chi được làm vào mùa đông, khoảng tháng 11 hằng năm, với số lượng lớn, đủ để cả gia đình ăn trong suốt nhiều tháng. Các loại kim chi có đặc điểm khác nhau theo từng vùng miền, nhưng nhìn chung đều kết nối mẹ với con gái, mẹ chồng với con dâu.

   Kim chi thường được muối trong những chiếc vại bằng đất nung và chôn dưới lòng đất để hỗ trợ quá trình lên men và bảo quản. Vì vậy, thông thường người phụ nữ sẽ làm kim chi còn đàn ông sẽ đi đào đất chôn một lượng lớn các chum kim chi vào đó. Người Hàn Quốc vừa muối kim chi, vừa chia sẻ công việc với nhau.

Kim chi nền văn hóa ohi vạt thể của Hàn Quốc
Truyền thống vây quần cùng nhau làm kim chi của các gia đình

 Ở Hàn có tới 187 loại kim chi khác nhau. Chính phủ đã tuyên bố kim chi chính là một Quốc bảo. Không chỉ là niềm tự hào về một món ăn truyền thống. Vượt qua ranh giới ẩm thực, vượt qua biên giới Hàn, nó đã trở thành biểu tượng vô giá của đất nước. Văn hóa muối kim chi đưa tổng số danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc lên con số 16.

 

   

 

hoccontentlina
hoccontentlina